Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản và HTML

 
Do những nhu cầu phát triển của khoa học công nghệ mà người ta đã xây dựng ra một ngôn ngữ có tên: Ngôn ngữ đánh dấu tổng quát (SGML - Standard Generalized Markup Language). SGML được phát triển bởi Ed Mosher, Ray Lorie và Charles F. Goldfarb của nhóm IBM research vào năm 1969.



     Ban đầu nó có tên là Generalized Markup Language (GML), và được thiết kế để diễn tả các ngôn ngữ khác bao gồm văn phạm,  từ  vựng  của  chúng.  Năm  1986,  SGML  được  tổ  chức  ISO  (International Standard Organisation) thu nhận làm tiêu chuẩn để lưu trữ và trao đổi dữ liệu. Và sau này các ngôn ngữ đánh dấu thiết bị điện tử, thiết kế Web được phát triển dựa vào cơ sở của ngôn ngữ đánh dấu tổng quát SGML.

Ngôn ngữ đánhdấu siêu văn bản

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML - Hyper Text Markup Language) là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế để tạo ra các trang Web, trong đó các thông tin được trình bày trên World Wide Web. HTML là một ứng dụng đơn giản của SGML, được sử dụng trong các tổ chức công nghệ truyền thông. HTML giờ đây đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản mới nhất của nó hiện là HTML 4.01. Tuy nhiên, HTML hiện không còn được phát triển tiếp, người ta đã thay thế nó bằng XHTML.


HTML tồn tại như là các tập tin văn bản chứa trên các máy tính nối vào mạng Internet. Các file này chứa thẻ đánh dấu, là các chỉ thị cho chương trình về cách hiển thị, xử lý văn bản ở dạng thuần túy. Các file này thường được truyền đi trên mạng internet thông qua giao thức mạng HTTP, sau đó thì phần HTML sẽ được hiển thị thông qua một trình duyệt web, các trình duyệt đảm nhiệm công việc đọc văn bản của trang cho người sử dụng, phần mềm đọc email, hay một thiết bị không dây như điện thoại di động.

Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng

Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (XML – eXtend Markup Language) khá giống với HTML, hai ngôn ngữ này có cùng luật cú pháp. Tuy nhiên, tính linh hoạt của XML cho phép bạn tạo và sử dụng tập thẻ và tập thuộc tính riêng để nhận biết các phần tử cấu trúc và nội dung tài liệu.

XML không chỉ là ngôn ngữ đánh dấu, nó còn có phương pháp định ra nội dung tài liệu, tương tự như HTML định hình thức tài liệu trên Web. Với HTML, người thiết kế đánh dấu văn bản, hình ảnh cùng các thành phần khác của trang Web bằng tập thẻ mà không liên quan tới ý nghĩa tài liệu, XML không chỉ chỉ định hình thức mà còn cả nội dung tài liệu.

XML được xem là công cụ mạnh hơn HTML do nó mang lại thông tin đầy đủ về dữ liệu. Một số tổ chức chuyên môn đã xây dựng ngôn ngữ XML riêng, bao gồm các thẻ nhận diện đặc tả công nghiệp. Ví dụ: Ngành công nghiệp hóa học đã phát triển Chemical Markup Language (CML).
XML giúp bạn tạo tài liệu độc lập với server. Tài liệu được nằm ngay trên máy khi tài liệu được tải về tiếp tục sử dụng không phụ thuộc vào Server. Mặt khác XML mang tính chặt chẽ theo tiêu chuẩn của ngôn ngữ đánh dấu văn bản.

Ngôn ngữ XHTML

XHTML là sự kết hợp giữa HTML 4.0 và XML 1.0 thành một định dạng riêng cho Web. XHTML cho phép HTML mở rộng bằng các thẻ sở hữu. XHTML được mã hóa chặt chẽ hơn HTML và phải tuân thủ nhiều quy tắc cấu trúc hơn.

XHTML 1.0 được thiết kế nhằm mục đích tạo thói quen tốt cho người xây dựng trang Web. Bởi vì có rất nhiều người trình bày trang Web theo cách thức của một trình duyệt thể hiện mà không quan tâm tới sử dụng các HTML chuẩn, điều này sẽ gây ra hai tác hại: Thứ nhất là kết quả hiển thị sẽ phụ thuộc vào trình duyệt của người sử dụng, thứ hai là tạo ra thói quen không tốt khi thiết kế, đó là chỉ quan tâm tới trình duyệt thể hiện mục đích của mình mà không quan tâm chuẩn của nó.

Sử dụng XHTML chuẩn là những bước đầu tiên để sẵn sàng xây dựng và triển khai XML vì việc xây dựng XML đòi hỏi phải chặt chẽ hơn HTML và XML không chấp nhận một lỗi cú pháp trong tài liệu.

Có hai lí do để sử dụng XHTML cho Website:

- Xây dựng các trang web động một cách tin cậy, dựa vào cú pháp chặt chẽ. Dữ liệu cho các trang Web động thường được khai thác từ cơ sở dữ liệu, các file hoặc các nguồn khác và được hiển thị theo những template phụ thuộc vào yêu cầu của người sử dụng. Việc xây dựng một cách cẩu thả sẽ không chỉ gây ra những lỗi trong việc chèn dữ liệu vào những vị trí trong trang Web mà có thể gây ra những lỗi trả về phía người dùng.

-   Việc xây dựng trang Web bằng XHTML sẽ nhanh hơn bởi trình duyệt sẽ không mất nhiều thời gian để dịch, và sửa lỗi .

Ngôn ngữ DHTML

Khi Microsoft và Netscape đưa ra Version 4 của các trình duyệt, thì những nhà phát triển Web có một lựa chọn mới: Dynamic HTML (DHTML). Trong thực tế nó là một tập hợp gồm HTML, Cascading Style Sheets (CSS), và JavaScript. Tập hợp các công nghệ trên cho phép các nhà phát triển sửa đổi nội dung và cấu trúc của một trang Web một cách nhanh chóng.

DHTML yêu cầu sự hỗ trợ từ các trình duyệt. Mặc dù cả Internet Explorer và Netscape đều hỗ trợ DHTML, nhưng cách thể hiện của chúng là khác nhau, vì vậy các nhà phát triển cần phải biết được loại trình duyệt nào mà phía client dùng. DHTML thật sự là một bước tiến mới. Hiện nay DHTML vẫn đang trên con đường phát triển mạnh.

DHTML giúp tăng cường tính tương tác của các đối tượng điều khiển trong trang HTML tĩnh bằng cách cho phép người dùng VBscript hoặc Javascript điều khiển chúng. Ví dụ một thẻ image để nhúng ảnh vào trang web có thể nhận biết khi người dùng di chuyển chuột trên nó bằng cách cài đặt hàm xử lý sự kiện OnMouseOver, khi đó thông qua những xử lý thích hợp sẽ làm đối tượng hình ảnh trở nên sống động hơn.
Nhìn chung, bên cạnh những mở rộng như tạo những hiệu ứng MouseOver, chuỗi chữ di chuyển động, thay đổi màu sắc,... Các khía cạnh bảo mật của DHTML tương tự như HTML vì nó dựa trên nền tảng HTML.

Nguồn: hungtq.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét